NHẬN TƯ VẤN







    Hợp Lực Sea Air
    Services Corporation

    SPEEDY WITH BEST CARE

    NHẬN TƯ VẤN







      Top Forwarder
      Hàng Đầu Việt Nam

      ĐỐI TÁC LOGISTICS TIN CẬY CỦA
      DOANH NGHIỆP

      NHẬN TƯ VẤN







        Hỗ trợ

        1. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

        1. Tôi muốn sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh Bưu Chính Hợp Lực. Tôi phải làm thế nào?

        Cách đơn giản nhất để sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của HLP là Quý khách nhấc máy và gọi về số điện thoại đường dây nóng của chúng tôi: 0962-99-59-59.

        Quý khách cũng có thể truy cập trang web của công ty HLP tại địa chỉ: www.hoplucpost.vn để tìm hiểu thêm thông tin mà Quý khách cần.

        2.Mạng lưới của HLP có mặt ở những tỉnh thành nào?

        Hiện nay, HLP đã thực hiện việc phát bưu gửi tới các khu vực trung tâm của 63/63 tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi đang không ngừng mở rộng hệ thống các bưu cục thu- phát của mình trên toàn quốc. Để liên lạc với chi nhánh của HLP ở khu vực của Quý khách, vui lòng gọi điện về số điện thoại đường dây nóng của chúng tôi : 0962-99-59-59​​ để được hỗ trợ.

        3.Tôi muốn biết về Giá cước, thời gian chuyển thư/hàng cũng như các vấn đề khác về dịch vụ của HLP. Tôi phải liên lạc với ai?

        Quý khác vui lòng truy cập trang web của HLP tại địa chỉ: www.hoplucpost.vn

        Những thông tin Quý khách cần hiện có tại mục Dịch vụ trên trang website này. Quý khách cũng có thể gọi trực tiếp cho số điện thoại đường dây nóng của chúng tôi : 0962-99-59-59 để được hỗ trợ trực tiếp.

        4.Tôi muốn được tư vấn trực tuyến các thông tin về việc sử dụng dịch vụ HLP với một số yêu cầu đặc thù.

        Quý khách vui lòng truy cập vào trang web của HLP tại địa chỉ: www.hoplucpost.vn và chọn vào phần Hỗ trợ trực tuyến. 

        5. Bảng giá công bố của HLP trên trang web có áp dụng cho việc gửi tất cả các loại hàng hóa không?

        Không. Bảng giá công bố của chúng tôi trên trang website không áp dụng cho việc gửi các hàng hóa thuộc các dạng đặc thù sau:

        –  Hàng chất lỏng, hóa chất, hàng đặc thù nằm trong danh mục hàng nguy hiểm theo quy định của các hãng hàng không Việt Nam

        –  Hàng cồng kềnh : Là hàng có thể tích lớn trong khi đó trọng lượng lại nhỏ, cụ thể 1m3 < 167 kg đối với đường hàng không và 1m3 < 300 kg đối với vận chuyển đường bộ

        –  Hàng quá khổ: Là hàng nguyên khối có kích thước các chiều vượt quá Dài * Rộng * Cao # 1,5m * 1,0m * 0,9m theo đúng thứ tự các chiều tương ứng

        –  Hàng nguyên khối có trọng lượng lớn( trên 100kg): Là hàng không thể tách rời hay chia nhỏ.

        –  Đây là những loại hàng hóa đòi hỏi cách thức vận chuyển khác với các hàng hóa thông thường. Do vậy, tùy trường hợp cụ thể, sẽ phát sinh thêm chi phí nên bảng giá cước công bố của HLP không áp dụng cho các trường hợp này.

        Để có thông tin cụ thể và chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng: 0962-99-59-59 để được hỗ trợ trực tiếp.

        6.Tôi không hiểu về cách áp dụng trọng lượng để tính cước của HLP. Vui lòng giải thích giúp tôi.

        Nguyên tắc xác định trọng lượng tính cước:

        Hàng hóa thuộc dạng hình khối, hộp khi được gửi qua các dịch vụ chuyển phát được xác định trọng lượng theo 02 ( hai ) cách:

        –  Cách 1: Tính theo trọng lượng thực.

        Ở cách tính này, hàng hóa sẽ được cân để xác định trọng lượng thực tế.

        –  Cách 2: Tính theo trọng lượng quy đổi.

        Ở cách tính này, hàng hóa sẽ được đo theo kích thước của các chiều và quy đổi trọng lượng theo thể tích để tính cước. Công thức quy đổi như sau:

        1.  Dịch vụ đường hàng không:

        Trọng lượng thể tích (kg) = Chiều dài x Chiều rộng x chiều cao (cm) / 6.000

         2. Dịch vụ đường bộ:

        Trọng lượng thể tích (kg) = Chiều dài x Chiều rộng x chiều cao (cm) / 3.000

        Trong 02 (hai) cách tính trọng lượng trên, trọng lượng nào lớn hơn sẽ được áp dụng để tính cước. Đây là cách tính theo quy định chung của ngành vận tải/ chuyển phát trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cơ sở của cách tính này được giải thích trên thực tế là khoang chuyên chở hàng hóa của các phương tiện vận tải là có giới hạn. Trong cùng một không gian hữu hạn đó, việc chuyển phát các hàng hóa có trọng lượng thể tích lớn hơn (trọng lượng quy đổi lớn hơn trọng lượng thực) sẽ lấy đi cơ hội để chuyển phát nhiều hơn các hàng hóa có trọng lượng thể tích nhỏ hơn trọng lượng thực.

        7.Chỉ tiêu thời gian cho các vận đơn gửi tới vùng sâu, vùng xa của HLP như thế nào?

        Với các vận đơn chuyển tới các vùng sâu, vùng xa (tới các ấp, xã, thôn bản) trên phạm vi 63 tỉnh thành, HLP thực hiện việc kết nối bưu gửi xuống cho cộng tác viên tại khu vực Huyện xã, hải đảo. Vì vậy, chỉ tiêu thời gian phát cho các vận đơn này sẽ chậm hơn 24-48h so với các vận đơn có địa chỉ giao tại khu vực TT.Tỉnh.

        8.Tại sao chỉ tiêu thời gian phát thư và hàng lại khác nhau? Tại sao gửi cho cùng 1 địa chỉ nhưng lại nhận được thư trước, nhận được hàng sau?

        Với bưu gửi trong nước của HLP, chỉ tiêu thời gian phát thư và hàng chỉ khác nhau cho trọng lượng hàng lớn hơn 5kg. Lý do của việc khác nhau này là trong nguyên tắc vận chuyển của các hãng hàng không với dịch vụ chuyển phát, chứng từ và hàng mẫu nhỏ gọn được ưu tiên bay theo chuyến sớm nhất. Việc phát thư, hàng cũng được xác định theo nguyên tắc ưu tiên tương tự. Ngoài ra, theo quy chuẩn chung của dịch vụ chuyển phát nhanh, hàng hóa có trọng lượng trên 31,5kg được xác định là trọng lượng mà doanh nghiệp chuyển phát thông thường sẽ phải sử dụng nhiều hơn 1 người và bố trí phương tiện vận chuyển là xe hơi để đi phát hàng. Thời gian để bố trí nhân lực và phương tiện như vậy sẽ mất thời gian nhiều hơn. Vì vậy, chỉ tiêu thời gian phát các hàng hóa ở trọng lượng này thông thường sẽ chậm hơn các hàng hóa có trọng lượng nhẹ hơn.

        9. Tại sao chỉ tiêu thời gian cho chứng từ gửi đi quốc tế chỉ xác định cho chứng từ gửi tới vùng trung tâm, không có chỉ tiêu thời gian chính xác cho hàng hóa đi quốc tế.

        –  Với chứng từ gửi đi quốc tế không phải tới các vùng trung tâm của các quốc gia ( tỉnh, thành phố trung tâm), bản thân các hãng chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới như FedEx, DHL, UPS,..cũng phải thực hiện việc kết nối dịch vụ với một bên thứ 3 (thường là bưu điện của nước sở tại). Chỉ tiêu phát các bưu gửi trong trường hợp này là chỉ tiêu thời gian thỏa thuận. Vì vậy, chỉ tiêu thời gian cho chứng từ gửi đi quốc tế chỉ được xác định cho các vận đơn gửi tới vùng trung tâm.

        –  Với các hàng hóa gửi đi quốc tế, chỉ tiêu thời gian phụ thuộc vào việc làm thủ tục hải quan (cả thủ tục hải quan xuất và thủ tục hải quan nhập); phụ thuộc vào loại hàng hóa và phụ thuộc cả vào người nhận. Doanh nghiệp chuyển phát nói chung và cả các hãng chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới như FedEx, DHL, UPS, TNT,..cũng không chủ động và kiểm soát được thời gian chính xác cho những công đoạn như vậy. Chính vì vậy, không có chỉ tiêu thời gian chính xác tuyệt đối cho hàng hóa gửi đi quốc tế.

        10.Tôi sử dụng dịch vụ của HLP để gửi bưu phẩm cho người thân theo địa chỉ nhà riêng. Nhưng thời gian này người thân của tôi không có mặt ở nhà. Tôi có thể yêu cầu HLP bỏ bưu phẩm vào trong nhà khi người nhận vắng nhà không?

        Để đảm bảo an toàn cho bưu phẩm, bưu kiện của người gửi; theo quy chuẩn dịch vụ của HLP, Bưu phẩm, bưu kiện được coi là đã phát tới người nhận khi:

        –  Đã giao cho người nhận hoặc người cư trú tại cùng địa chỉ với người nhận cùng với chữ ký nhận của người đó.

        –  Đã giao cho người nhận hoặc người được nhận ủy quyền nhận tại bưu cục cùng với chữ ký nhận của người nhận.

        –  Trong trường hợp người gửi muốn HLP bỏ bưu phẩm, bưu kiện vào hộp thư cá nhân/gia đình khi người nhận không có nhà, người gửi sẽ phải xác nhận yêu cầu này bằng văn bản ngay khi gửi bưu phẩm, bưu kiện. Nếu không có xác nhận này trước khi gửi, HLP không thể đáp ứng yêu cầu này.

        11.Tại sao mức bồi thường của HLP khi hàng hóa bị mât hoặc hư hại chỉ là 4 lần cước gửi, tối thiểu là 500.000đ/ bưu gửi? Nếu hàng gửi của tôi là hàng giá trị cao thì mức bồi thường được tính như thế nào?

        Mức bồi thường cho hàng hóa thông thường khi bị thất lạc hoặc hư hại của HLP được căn cứ trên cơ sở quy định của ngành (Quyết định 02/2007/QĐ-BBCVT) và quy định bồi thường của hàng không Việt Nam (Mục: ”Thông tin hành lý” trên trang web của Vietnam Airlines: www.vietnamairlines.com.vn ). Sở dĩ với các hàng hóa thông thường, mức bồi thường được căn cứ trên cước gửi chứ không căn cứ vào giá trị thực của hàng hóa vì ở thời điểm Quý khách gửi hàng, HLP không có thông tin về giá trị của hàng hóa để làm căn cứ bồi thường nếu hàng hóa bị mất hoặc hư hại sau đó. Quý khách muốn được bồi thường theo giá trị thực của hàng hóa, vui lòng xem thông tin về dịch vụ bảo hiểm hàng hóa áp dụng cho hàng hóa giá trị cao của HLP.

        Trường hợp khách hàng gửi hàng giá trị cao, Quý khách phải mua bảo hiểm cho hàng gửi của mình với HLP. Khi đó, trong trường hợp hàng hóa của Quý khách bị thất lạc hay hư hại, HLP sẽ bồi thường cho Quý khách theo giá trị thực của hàng hóa.

        12.Tại sao HLP không thực hiện việc bồi thường cho các hàng hóa dễ vỡ, các hàng hóa thuộc dạng hóa chất, chất lỏng ngay cả khi người gửi chấp nhận để HLP đóng gói hàng hóa theo cách của HLP?

        Hiện tại ở Việt Nam chưa có bất kỳ phương thức và phương tiện đóng gói, bảo quản nào để bảo quản an toàn tuyệt đối cho các hàng hóa thuộc dạng dễ vỡ (như đồ thủy tinh, đồ sành sứ,..), hàng hóa chất, chất lỏng (như sơn nước, sơn dầu, keo,..) trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, quy trình cung cấp dịch vụ chuyển phát của các doanh nghiệp chuyển phát tại Việt Nam nói chung và HLP nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào hàng không và hạ tầng vận chuyển đường bộ. Mỗi kiện hàng phải trải qua rất nhiều công đoạn thủ công trước khi đến với người nhận cuối cùng. Với trách nhiệm thẳng thắn và trung thực của mình, HLP thừa nhận không thể đảm bảo 100% cho việc không xảy ra các sự cố liên quan đến việc vận chuyển các loại hàng hóa nói trên. Việc HLP nhận đóng gói hàng hóa khi khách hàng yêu cầu chỉ là cách thể hiện thiện chí hỗ trợ khách hàng trên cơ sở kinh nghiệm đóng gói, bảo quản của HLP với các loại hàng hóa đó khi vận chuyển. Vì vậy, với các loại hàng hóa này HLP chỉ chấp nhận vận đơn theo phương thức: “nhận theo thỏa thuận”. Nghĩa là HLP không ràng buộc trách nhiệm của mình với khách hàng trong trường hợp các hàng hóa thuộc loại này bị sự cố trong quá trình vận chuyển trước khi đến tay người nhận cuối cùng.

        13.Tại sao HLP không áp dụng việc bồi thường cho các vận đơn khi bị chậm chỉ tiêu thời gian do hàng không trễ chuyến, hủy chuyến?

        Ở Việt Nam hiện nay ngoài các hãng vận tải hành khách như Việt Nam Airline, Jetstar, Mekong Airline, chưa có doanh nghiệp nào tham gia cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa bằng đường hàng không chuyên biệt (vận chuyển hàng bằng máy bay chở hàng riêng) nên thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực vận tải của các hãng vận tải hành khách. Mặc dù hiện tại, HLP đang là đại lý cấp 1 của cả Vietnam Airline và Jetstar; mặc dù khả năng tối ưu hóa thời gian kết nối và vận chuyển là điểm mạnh của HLP nhưng với trách nhiệm thẳng thắn và trung thực của mình, HLP vẫn phải thừa nhận việc hàng không trễ chuyến, hủy chuyến trong một số trường hợp là yếu tố bất khả kháng. Đó là lý do HLP không thể áp dụng mức bồi thường cho các trường hợp này.

        14.Trong quy định bồi thường của HLP, tôi không hiểu thế nào là “thiệt hại gián tiếp phát sinh” ?

        Thiệt hại gián tiếp phát sinh của một sự kiện là hậu quả của tổn thất phát sinh từ nguồn lợi không thu được do thiệt hại trực tiếp của sự kiện đó gây nên. Theo quy định của pháp luật (khoản 5, điều 38, Nghị đinh 157/2004/ NĐ-CP), doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát không phải bồi thường loại thiệt hại này.

        Chẳng hạn: Một hồ sơ thầu bị thất lạc thì thiệt hại trực tiếp là việc mất hồ sơ thầu, còn thiệt hại gián tiếp là thiệt hại từ hậu quả của việc mất hồ sơ thầu đó, là nguồn lực đã bỏ ra làm hồ sơ đó và lợi ích/ nguồn lợi thu được nếu hồ sơ thầu này không bị thất lạc và trúng thầu.

        15.Trong quy định bồi thường của HLP, tôi không hiểu thế nào là “hàng hóa bị hư hỏng do đặc tính tự nhiên” ?

        Trong thuật ngữ của ngành chuyển phát, “ Hư hỏng do đặc tính tự nhiên” là trạng thái hư hỏng của bản thân vật phẩm do tính chất lý, hóa hay sinh học tự nhiên của nó, không do tác động của nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát. Theo quy định của pháp luật (khoản 2, điều 36, Nghị đinh 157/2004/ NĐ-CP), doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát không phải bồi thường loại thiệt hại này.

        Chẳng hạn: Khách hàng gửi trái cây tươi qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Mặc dù HLP đã sử dụng dịch vụ nhanh nhất để chuyển hàng cho Quý khách nhưng khi nhận được hàng thì trái cây đã hỏng. Trường hợp này thuộc về hiện tượng “hàng hóa hư hỏng do đặc tính tự nhiên”.

        16. Tôi muốn sử dụng dịch vụ đồng kiểm của HLP nhưng không sử dụng dịch vụ bảo hiểm có được không?

        Dịch vụ đồng kiểm là dịch vụ kiểm đếm chi tiết cho các hàng hóa có số lượng các khoản mục nhiều và có giá trị cao, được HLP cung cấp để hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng. Vì vậy nó chỉ được HLP cung cấp cùng với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa.

        18. Tôi muốn biết chắc chắn mình đang sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty Bưu Chính Hợp Lực chứ không phải của một công ty khác nhưng tự nhận là HLP hoặc có quan hệ đại lý với HLP? Làm sao để tôi chắc chắn được điều này?

        Dịch vụ Chuyển Phát Nhanh cùng với hệ thống nhận diện thương hiệu của HLP đã được đăng ký bản quyền với các cơ quan quản lý nhà nước. HLP thực hiện việc cung cấp dịch vụ trực tiếp tới khách hàng, không thông qua các đại lý. Vì vậy mọi trường hợp có thể gây nhầm lẫn hay hiểu lầm, xin quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng 0962-99-59-59 của chúng tôi để được thông tin rõ ràng và chính xác.

        Để lại một bình luận

        Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *